Báo Giá Các Loại Cửa Gỗ Công Nghiệp
1. Giới thiệu các loại cửa gỗ công nghiệp
Tài Gia Long là một trong những nhà phân phối và cung cấp các loại cửa gỗ công nghiệp cao cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dưới đây Tài Gia Long sẽ giúp quý khách hàng tính được giá cửa gỗ công nghiệp chuẩn xác nhất.
Cửa gỗ công nghiệp với nhiều ưu điểm vượt trội không kém gì cửa gỗ tự nhiên, giá cả phải chăng, đa dạng mẫu mã, dễ dàng sản xuất và thi công lắp đặt. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại cửa gỗ công nghiệp khác nhau cùng với những tính năng khác nhau. Làm thế nào để lựa chọn được dòng cửa gỗ công nghiệp phù hợp nhất cho căn hộ của bạn. Dưới đây là một số những đặc điểm của các dòng cửa gỗ phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
1.1. Cửa gỗ công nghiệp MDF
Cửa gỗ MDF (hay còn gọi là Medium Density Fiberboard) là kết quả từ gỗ tự nhiên tạo ra các sợi gỗ sau đó được làm mềm (bằng cơ học) rồi trộn lẫn với keo và một vài hóa chất. Các sợi gỗ sau khi được kết dính sẽ được định hình bằng khuôn và đưa vào ép nén với lực nén ở mức trung bình. Dòng cửa gỗ công nghiệp MDF là dòng sản phẩm cửa gỗ giá rẻ dành cho các căn hộ chung cư bình dân, khách sạn mini, nhà hàng, quán bar…
Dòng cửa gỗ công nghiệp MDF tạm gọi là dòng cửa gỗ công nghiệp truyền thống. Ưu điểm lớn nhất của cửa gỗ MDF là dễ sản xuất, lắp đặt. Tuy nhiên hạn chế lớn là độ bền ở mức trung bình, khả năng chịu nước kém, dễ giãn nở nếu lớp bề mặt không được xử lý kỹ…
1.2. Cửa gỗ công nghiệp HDF
Cửa Gỗ HDF ( tên gọi khác là High Density Fiber) – Đây là dòng cửa gỗ công nghiệp phổ biến thứ 2 trên thị trường hiện nay. Về cấu tạo chung thì chúng cũng được sản xuất từ bột gỗ và keo ép thành tấm. Tuy nhiên cửa gỗ HDF có độ bền cao hơn, được xử lý tốt hơn, thành phần bổ sung các phụ gia chống ẩm giúp gỗ bền hơn tăng cường khả năng chịu ẩm xong nếu tiếp xúc trong thời gian dài vẫn không tránh hỏi tình trạng giãn nở gỗ, giảm độ bền. Cửa gỗ HDF thường có bề mặt phủ verneer, laminate, melamine… tùy mỗi loại bề mặt mà giá và độ bền khác nhau. Đây cũng là sản phẩm mà khách hàng đáng note lại trong phân khúc giá tầm trung bình.
1.3. Cửa gỗ công nghiệp Veneer
Veneer là sản phẩm từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên cả. Tấm gỗ veneer sau khi hoàn thiện thường có độ dày từ 3mm đến 25m.
Gỗ Veneer có bề mặt rất đẹp và tự nhiên. Cửa gỗ phủ Veneer là dòng cửa gỗ với phần lõi là các tấm MDF, HDF đã qua xử lý. Lớp bề mặt được xử lý, ép phủ veneer lên.
1.4. Cửa gỗ Laminate
Laminate là lớp bề mặt tương đối hoàn thiện với nhiều ưu điểm lớn dành cho cửa gỗ công nghiệp. Laminate hay còn gọi là “Formica”, là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân gỗ với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, cửa gỗ, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, giá sách, tủ bếp,...
2. Cách tính giá cửa gỗ công nghiệp chính xác
Theo thống kê của chúng tôi thì hiện tại trên thị trường nội thất gỗ đầy sôi động và cạnh tranh quyết liệt như hiện nay có 2 cách tính giá mà các nhà cung cấp cửa gỗ đang áp dụng đó là tính theo m2 hoàn thiện hoặc tính chi tiết từng món. Vậy trong 2 cách tính trên thì nên chọn cách tính giá nào? Các bạn xem bảng bên dưới:
Tính theo M2 hoàn thiện
Là cách tính giá cửa gỗ đã bao gồm: Khung bao (hay còn gọi là khuôn bao), nẹp bao khung (hay còn gọi là nẹp chỉ) và cánh cửa. Đôi khi đã bao gồm bản lề. Các chi tiết gia công như chỉ nổi hay đục hoa văn cũng thường được các nhà sản xuất cộng vào giá hoàn thiện nếu khách có nhu cầu đặt thêm.
Khi tính tiền theo cách này khách hàng thường có lợi hơn vì tất cả quy về 1 m2 hoàn thiện và nhân theo thực tế là ra giá cửa gỗ. Nhất là những trường hợp phải gia công cửa có mái vòm cong, cửa gỗ 4 cánh mặt tiền…
Tính theo chi tiết cửa gỗ
Với cách tính giá cửa gỗ theo cách này thì các nhà sản xuất thường tính chi ly từng món bao gồm: Giá cánh cửa (đơn vị tính là m2) + giá khung bao (theo mét dài) + nẹp bao khuôn (theo mét dài 2 mặt) + nhân hệ số (làm vòm cong, đục CNC, chỉ…)
Theo công thức tính trên thì nhà sản xuất có vẻ có lợi hơn khi tính chi tiết từng món, gây phiền hà cho những khách hàng không quen hoặc mới đi đặt cửa lần đầu. Và đôi khi quên mất đằng sau “giá cánh cửa khá rẻ” mà quên mất là còn rất nhiều thứ khác chưa tính đến
ví dụ cụ thể về công thức tính giá cửa gỗ
Khách hàng có nhu cầu đặt 1 bộ cửa gỗ Sồi dùng cho phòng ngủ nhà mình có kích thước phủ bì (cao x rộng) là 2200 x 910 mm và kích thước lọt lòng theo phong thủy mong muốn của khách hàng là (cao x rộng) 2150 x 810 mm.
Giả thiết đặt ra: Giá cửa gỗ Sồi theo 1 công ty đang giao là 3.100.000 vnđ/m2 (Sồi toàn bộ) và giá cửa gỗ 1 đơn vị khác đang giao bán tương ứng với chi tiết lần lượt là 1.800.000 vnđ/m2 cánh, 450.000 vnđ/m khung (khung bao cũng là gỗ căm xe) và 45.000/m nẹp bao khuôn (nẹp bao khung cũng là gỗ căm xe không phải nẹp mua sẵn ở chợ và đã gồm công PU).
Lời giải:
Cách 1:
- Diện tích của bộ cửa là
DT= 2,2x0.91=2.002m2
Công thức tính giá là:
TT= Diện tích x đơn giá
= 2.002x3.100.000= 6.306.300 VNĐ
Cách 2:
- Diện tích của cánh cửa gỗ là:
DT= 2.15 x081=1.742m2
- Chiều dài khung bao là:
KB= (2.2 +2.2)+0.91= 5.75m
- Chiều dài của nẹp bao khung là:
nẹp= [(2.2+2.2)+0.91]x2= 11.50m
- Công thức tính giá:
TT= Giá cánh + giá khung + giá nẹp = 1.742x1.900.000 + 5.75 X 450.000 + 11.50x45.000= 6.414.800VNĐ
Trên đây là những thông tin mà Tài Gia Long muốn chia sẻ với quý khách hàng. Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu về các loại cửa gỗ công nghiệp, ván công nghiệp và các phụ kiện cửa gỗ công nghiệp như gioăng (ron) cao su, chỉ veneer dán cạnh, lạng veneer, chỉ dán cạnh pvc, chỉ dán cạnh laminate... xin vui lòng liên hệ :