Tìm hiểu gỗ công nghiệp MDF và MFC trong nội thất gia đình

 

Gỗ công nghiệp ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất gia đình bao gồm tủ bếp , tủ áo, kệ trang trí, giường ngủ, bàn học, vách trang trí, ... với mức độ phủ sóng trong các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng : từ nhà lầu, biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng... Chất liệu gỗ công nghiệp bao gồm 2 nhóm chính là gỗ MDF và MFC rất được ưa thích bởi tính thẩm mỹ hiện đại và độ bèn nó mang lại không thua kém gì gỗ tự nhiên, đặc biệt về phần giá cả dễ chịu hơn rất nhiều.

cua go cong nghiep

Gỗ MFC là gì?

 

MFC viết tắt của " Melamine Faced Chipboard" - Gỗ công nghiệp MFC nguồn gốc từ các loại gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại.  Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

cua go cong nghiep


Nói đến gỗ MFC được phân làm 2 loại: gỗ MFC loại thường và gỗ MFC lõi xanh chống ẩm cao cấp tương ứng với độ bền và mức giá khác nhau

Ngoài 80 màu MFC loại thường có hầu như tất cả các loại MFC chống ẩm lõi xanh V313 tương tự màu như MFC loại thường .

Khác với MFC loại thường, MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học, những nơi ẩm ướt v.v. Đặc biệt là ở miền Bắc nơi có khí hậu ẩm ướt, nếu muốn có sản phẩm hoàn hảo và bền bỉ thì quý khách nên dùng MFC chống ẩm.
Hiện nay MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.

 

Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, quý khách để ý MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.

cua go cong nghiep

Gỗ MFC loại thường

 

cua go cong nghiep

Gỗ MFC lõi xanh chống ẩm

 

Gỗ MDF là gì ?

 

 

MDF là viết tắt của " Medium Density Fiberboard", là một loại dăm được làm từ composite. Cụ thể, gỗ công nghiệp MDF được làm từ chất thải gỗ, và được kết dính lại với nhau bằng nhiệt, keo, áp lực. Ban đầu được phát minh vào những năm 1960, việc sử dụng gỗ MDF được thấy trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng. Gỗ công nghiệp MDF là một loại vật liệu xây dựng rất linh hoạt có thể sử dụng trong một loạt những lĩnh vực xây dựng khác nhau. Được dùng làm tủ, bàn. Bề mặt gỗ MDF trơn tru và khả năng chống cong vênh tốt.

cua go cong nghiep


Trên thị trường hiện có : MDF trơn, MDF chịu nước (ĐƯỢC GỌI HDF PHỦ MELAMINE CHỐNG ẨM).

MDF trơn : Khi sử dụng thường được sơn PU

 

MDF chịu nước : cũng thuộc loại MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất. Được sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao. HDF PHỦ MELAMINE có hai mặt ván được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẽ đẹp, chống ẩm và trầy xước...

cua go cong nghiep

 

MDF phủ melamine vân trơn, vân gỗ.

cua go cong nghiep

 

Lõi ván HDF, MDF chống ẩm

 

cua go cong nghiep

MDF phủ Veneer cao cấp được sử dụng phổ biến.

MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng gỗ tự nhiên mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, Căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên là bao! (thậm chí còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại)

GỖ MDF HAY MFC, GỖ NÀO TỐT HAY BỀN HƠN ?

Câu trả lời ở đây là tùy theo mục đích sử dụng là gì. MDF hay MFC đều có đặc thù khác nhau nên dùng vào cái gì là yếu tố rất quan trọng.

Đối với gỗ MDF  có thể hoàn thiện bề mặt bằng sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer. Nên gỗ MDF thì dùng tốt hơn cho giường, bàn, sản phẩm cho trẻ em bởi chúng có nét thẩm mỹ hơn, đồng thời thân thiện với con người hơn (đối với MDF Veneer).

Đối với gỗ MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Đồng thời bề mặt Melamine ít thân thiện với con người. Do đó, ứng dụng phổ biến của MFC thường dùng cho kệ, tủ quần áo, tủ bếp. Cũng bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.

Dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF và MFC rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng.

Gỗ Công Nghiệp có bền hay không?

Câu trả lời: phụ thuộc vào cách bảo quản gỗ của bạn. Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC có thể sử dụng từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.